Đố ai lấy thước mà đo

Đố ai lấy thước mà đo

Thông thường, mọi khối tích vật lý (tất nhiên trong đó có ngôi nhà – vật kiến trúc) đểu có thể đo đếm, cho ra những kích thước cụ thể, không hể mông lung trừu tượng như lời ca dao nói vể lĩnh vực khác: “Đố ai lấy thước mà đo lòng người”…

Thế nhưng câu chuyện hôm nay không chỉ là vấn để kích thước, diện tích nhà rộng hay nhà hẹp. Rộng & hẹp ở đây là vấn để tổ chức, phân chia tỷ lệ các không gian trong nhà, cùng với các giải pháp bài trí nội thất cửa kính cường lực sao cho hợp lý và hữu dụng. Trong thực tế, ta thấy có những ngôi nhà phòng ốc tuy rộng mà vẫn hẹp; hoặc ngược lại, tuy hẹp mà vẫn thấy… rộng, là vì vậy.

Nhiều hình ảnh và bài viết sẽ chỉ ra rằng, trong ngôi nhà ở, chỗ nào rộng, chỗ nào hẹp, chỗ nào nên dùng gỗ chỗ nào nên sử dụng kính cường lực – điểu đó không là quy tắc bất biến, mà phải linh hoạt theo công năng, tần suất sử dụng, phải hợp với nhu cầu và thói quen, sở thích của gia chủ, người sử dụng. Những yếu tố này bị chi phối bởi xu hướng chung của xã hội; bởi tập quán dân tộc, gia đình, cá tính các thành viên; bởi những ràng buộc cụ thể của điểu kiện xây cất v.v… Chủ nhà cũng như kiến trúc sư đểu phải lưu ý, khi thỏa thuận “để bài” và tìm chọn giải pháp.

Ấy là chưa kể đến những góc nhìn khác, được quy chiếu trong Bàn tròn Rộng hẹp trong mắt ai: Biên độ rộng / hẹp cũng co giãn theo mức độ trải nghiệm cá nhân của người thiết kế cũng như người thụ hưởng kiến trúc. Đã 38 năm chúng ta sống trong hòa bình; việc tham khảo tư liệu sách báo, internet; đi tham quan, du lịch, du học đó đây; nhập khẩu trí tuệ và sản phẩm; hợp tác hay cộng tác với người nước ngoài v.v… ngày càng giúp cho Ngôi nhà Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với thế giới, dần thích ứng với cuộc sống công nghiệp, hiện đại.

Tuy nhiên, hội nhập nhưng phải giữ được bản sắc, không đánh mất những giá trị tinh hoa vể kiến trúc và quy hoạch của cha ông để lại… là đòi hỏi khắc nghiệt – trước hết là với đội ngũ kiến trúc sư hôm nay.

Đánh giá: